Ethereum sẽ vượt trội hơn Bitcoin vì dựa vào công nghệ, chứ không phải lạm phát

Đây là lập luận của Michael Novogratz, nhà đầu tư tiền mã hóa nổi tiếng và là CEO của ngân hàng số Galaxy Digital.

Ethereum sẽ vượt trội hơn Bitcoin vì dựa vào công nghệ, chứ không phải lạm phát

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Michael Novogratz cho rằng đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin sẽ không còn là khoản đầu tư phòng hộ lạm phát một khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất trong năm 2022.

Với tổng cung cố định là 21 triệu BTC, Bitcoin từ lâu đã được ca ngợi là công cụ phòng chống lạm phát hiệu quả. Điều này càng trở nên đúng nguồn cung USD trên thị trường tài chính toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ từ đầu năm 2020 đến nay lên mức hơn 8.000 nghìn tỷ USD, là hậu quả của các chính sách cứu trợ của chính quyền Mỹ trước đại dịch COVID-19.

Trong cùng khoảng thời gian ấy, giá BTC đã tăng trưởng phi mã từ mức đáy 3.700 USD lên đỉnh cao nhất mọi thời đại ở 69.000 USD vào tháng 11/2021, khi có thông tin tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cán mốc cao nhất 3 thập niên trở lại đây. Bất chấp việc BTC bị điều chỉnh trong nửa đầu tháng 12, đồng tiền này vẫn bật tăng khi lạm phát USD tiếp tục lập đỉnh 39 năm trong tháng 11.

Thống kê biến động lạm phát tại Mỹ trong 4 thập niên qua. Nguồn: Bloomberg

Chính vì những tin tức không khả quan này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong phiên họp giữa tháng 12 xác nhận sẽ đẩy mạnh tiến trình can thiệp vào thị trường để thu hồi dần tác động của các gói kích thích kinh tế, sau đó tiến hành nâng lãi suất liên tục trong các năm 2022, 2023 và 2024. Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác như Canada, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,… cũng đều đạt đỉnh của nhiều năm trong tháng vừa rồi.

Ngay từ đầu tháng 12, ông Michael Novogratz đã nhận định các thông tin lạm phát tăng tại Mỹ chỉ có lợi cho Bitcoin trong ngắn hạn, song mọi thứ sẽ đảo chiều trong trung và dài hạn khi giới chức tài chính Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp vào thị trường để hạn chế lạm phát. Do đó, Bitcoin sẽ ngày càng mất đi tính hấp dẫn với tư cách là một tài sản phòng hộ. Bản thân đồng tiền này kể từ đầu tháng 11 đến nay cũng đã mất đi gần như toàn bộ động lực tăng trưởng và liên tục giảm về mức đáy 42.000 USD, như Coin68 đã nhận định.

Ở chiều ngược lại, vị CEO của Galaxy Digital cho rằng đã đến lúc sự chú ý nên chuyển dần sang Ethereum với những tiềm năng công nghệ mà nó có thể mang lại. Bên cạnh việc là nền tảng DeFi lớn nhất hiện nay với giá trị khóa lại (TVL) đạt 160 tỷ USD, cao gấp 10 lần blockchain bám đuổi sau đó là Binance Smart Chain, Ethereum đã luôn là bệ phóng cho nhiều ý tưởng mới và sáng tạo của ngành tiền mã hóa như xu hướng game play-to-earn, NFT, DAO và metaverse.

Dù blockchain này trong phần lớn năm 2021 luôn gặp phải tình trạng quá tải và phí gas giao dịch tăng ngất ngưởng, nhưng điều đó vẫn không ngăn cản cả nhà đầu tư, người dùng và dự án đến với blockchain này – sự khẳng định cho việc họ vẫn đặt trọn niềm tin vào khả năng sáng tạo trên Ethereum. Ngoài ra, Ethereum trong năm 2022 còn có nhiều cột mốc để mong chờ, bao gồm sự xuất hiện của các giải pháp Layer-2 giúp giảm thiểu tình trạng quá tải và sự kiện “The Merge” – sáp nhập blockchain Ethereum 1.0 hiện tại (sử dụng Proof-of-Work) với blockchain Ethereum 2.0 đang được xây dựng (sử dụng Proof-of-Stake).

Lộ trình phát triển của Ethereum trong nửa sau năm 2021 và trong năm 2022 (dự kiến). Nguồn: Trent Vanepps trên Twitter

Vào ngày 16/12, các nhà phát triển Ethereum thông báo đã triển khai thành công Kintsugi – testnet của Ethereum 2.0 – và đang kêu gọi cộng đồng vào cùng thử nghiệm nền tảng này. Đây là tin tức vô cùng tích cực, cho thấy đội ngũ phát triển Ethereum đang rất quyết tâm thực hiện The Merge ngay trong năm 2022.

 

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan mới nhất:

Ethereum sẽ vượt trội hơn Bitcoin vì dựa vào công nghệ, chứ không phải lạm phát

Đây là lập luận của Michael Novogratz, nhà đầu tư tiền mã hóa nổi tiếng và là CEO của ngân hàng số Galaxy Digital.

Ethereum sẽ vượt trội hơn Bitcoin vì dựa vào công nghệ, chứ không phải lạm phát

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Michael Novogratz cho rằng đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin sẽ không còn là khoản đầu tư phòng hộ lạm phát một khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất trong năm 2022.

Với tổng cung cố định là 21 triệu BTC, Bitcoin từ lâu đã được ca ngợi là công cụ phòng chống lạm phát hiệu quả. Điều này càng trở nên đúng nguồn cung USD trên thị trường tài chính toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ từ đầu năm 2020 đến nay lên mức hơn 8.000 nghìn tỷ USD, là hậu quả của các chính sách cứu trợ của chính quyền Mỹ trước đại dịch COVID-19.

Trong cùng khoảng thời gian ấy, giá BTC đã tăng trưởng phi mã từ mức đáy 3.700 USD lên đỉnh cao nhất mọi thời đại ở 69.000 USD vào tháng 11/2021, khi có thông tin tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cán mốc cao nhất 3 thập niên trở lại đây. Bất chấp việc BTC bị điều chỉnh trong nửa đầu tháng 12, đồng tiền này vẫn bật tăng khi lạm phát USD tiếp tục lập đỉnh 39 năm trong tháng 11.

Thống kê biến động lạm phát tại Mỹ trong 4 thập niên qua. Nguồn: Bloomberg

Chính vì những tin tức không khả quan này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong phiên họp giữa tháng 12 xác nhận sẽ đẩy mạnh tiến trình can thiệp vào thị trường để thu hồi dần tác động của các gói kích thích kinh tế, sau đó tiến hành nâng lãi suất liên tục trong các năm 2022, 2023 và 2024. Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác như Canada, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,… cũng đều đạt đỉnh của nhiều năm trong tháng vừa rồi.

Ngay từ đầu tháng 12, ông Michael Novogratz đã nhận định các thông tin lạm phát tăng tại Mỹ chỉ có lợi cho Bitcoin trong ngắn hạn, song mọi thứ sẽ đảo chiều trong trung và dài hạn khi giới chức tài chính Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp vào thị trường để hạn chế lạm phát. Do đó, Bitcoin sẽ ngày càng mất đi tính hấp dẫn với tư cách là một tài sản phòng hộ. Bản thân đồng tiền này kể từ đầu tháng 11 đến nay cũng đã mất đi gần như toàn bộ động lực tăng trưởng và liên tục giảm về mức đáy 42.000 USD, như Coin68 đã nhận định.

Ở chiều ngược lại, vị CEO của Galaxy Digital cho rằng đã đến lúc sự chú ý nên chuyển dần sang Ethereum với những tiềm năng công nghệ mà nó có thể mang lại. Bên cạnh việc là nền tảng DeFi lớn nhất hiện nay với giá trị khóa lại (TVL) đạt 160 tỷ USD, cao gấp 10 lần blockchain bám đuổi sau đó là Binance Smart Chain, Ethereum đã luôn là bệ phóng cho nhiều ý tưởng mới và sáng tạo của ngành tiền mã hóa như xu hướng game play-to-earn, NFT, DAO và metaverse.

Dù blockchain này trong phần lớn năm 2021 luôn gặp phải tình trạng quá tải và phí gas giao dịch tăng ngất ngưởng, nhưng điều đó vẫn không ngăn cản cả nhà đầu tư, người dùng và dự án đến với blockchain này – sự khẳng định cho việc họ vẫn đặt trọn niềm tin vào khả năng sáng tạo trên Ethereum. Ngoài ra, Ethereum trong năm 2022 còn có nhiều cột mốc để mong chờ, bao gồm sự xuất hiện của các giải pháp Layer-2 giúp giảm thiểu tình trạng quá tải và sự kiện “The Merge” – sáp nhập blockchain Ethereum 1.0 hiện tại (sử dụng Proof-of-Work) với blockchain Ethereum 2.0 đang được xây dựng (sử dụng Proof-of-Stake).

Lộ trình phát triển của Ethereum trong nửa sau năm 2021 và trong năm 2022 (dự kiến). Nguồn: Trent Vanepps trên Twitter

Vào ngày 16/12, các nhà phát triển Ethereum thông báo đã triển khai thành công Kintsugi – testnet của Ethereum 2.0 – và đang kêu gọi cộng đồng vào cùng thử nghiệm nền tảng này. Đây là tin tức vô cùng tích cực, cho thấy đội ngũ phát triển Ethereum đang rất quyết tâm thực hiện The Merge ngay trong năm 2022.

 

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan mới nhất: